Benh tu huyet trung o ga

Bệnh tụ huyết trùng ở gà thường xuyên xảy ra vào những ngày thời tiết chuyển mùa, ẩm mốc. Mặc dù bệnh không quá phức tạp nhưng sẽ gây ra thiệt hại lớn về kinh tế nếu như không phát hiện và điều trị kịp thời. Nhằm giúp bà con hiểu hơn về các nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng và điều trị tụ huyết trùng, chúng tôi đã tổng hợp lại bài viết ngày hôm nay để bạn tham khảo.

broken image

 

Nguyên nhân khiến cho gà mắc bệnh tụ huyết trùng

Tụ huyết trùng ở gà còn được nhiều người gọi là bệnh gà toi. Đây là căn bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm do vi khuẩn Pasteurella multocida gây nên. Loại vi khuẩn này thường tồn tại trong không khí, thức ăn, nước uống nếu như điều kiện vệ sinh không tốt. Chúng có thể lây truyền qua miệng, xâm nhập vào cơ thể gà qua vết thương ngoài da, qua đường hô hấp, tiêu hóa,… hoặc lây truyền tự phát. Dịch bệnh có thể lây lan nhanh chóng ở mọi lứa tuổi của gà nếu như không được phát hiện kịp thời.

Triệu chứng thường thấy của bệnh tụ huyết trùng ở gà

Bệnh tụ huyết trùng ở gà thường xảy ra ở 3 thể chính với những triệu chứng như sau:

Thể mãn tính

Theo nghiên cứu, những vùng nhiệt đới thường ít khi xuất hiện tình trạng gà mắc bệnh tụ huyết trùng ở thể mãn tính. Nếu có xuất hiện thì thường vào giai đoạn cuối của bệnh. Ở thể này, gà có những biểu hiện dễ dàng quan sát thấy như:

  • Mào và yếm sưng phù, nổi các nốt hoại tử cứng và chai sạn.
  • Gà gầy và sụt cân nhanh chóng do bỏ ăn.
  • Có hiện tượng viêm nhiễm các khớp xương ở đầu gối, chân, cổ khiến cho gà khó khăn trong việc đi lại, di chuyển xiêu vẹo.
  • Xuất hiện tình trạng bị tiêu chảy và phân vàng kéo dài.

Thể quá cấp tính của bệnh tụ huyết trùng ở gà

Ở thể quá cấp tính, bệnh tụ huyết trùng ở gà sẽ khiến cho chúng chết đột ngột sau khoảng 1 đến 2 giờ mà không có triệu chứng cụ thể nào ngoài tình trạng ủ rũ. Với gà trong độ tuổi từ 4 đến 5 tháng có biểu hiện là lăn ra giãy chết sau 1 ngày.

Thể cấp tính của bệnh tụ huyết trùng ở gà

Đây là thể bệnh thường thấy, gà chỉ xuất hiện một số triệu chứng đặc trưng trước khi chết vài giờ. Trong đó, sốt cao là biểu hiện dễ dàng nhận thấy nhất. Bên cạnh đó, gà còn bỏ ăn, xù lông, miệng xuất hiện nhiều chất nhờn, thở gấp. Gà bị tiêu chảy phân lỏng màu trắng xanh, có dịch nhầy. Bệnh kéo dài khiến cho mào chuyển sang màu tím tái do bị tụ máu, sau cùng ngạt thở và chết.

Khi mổ gà chết ở thể cấp tính phát hiện thấy hiện tượng sung huyết dưới da, niêm mạc ruột, xoang bụng, phổi, tim,… có nhiều dịch nhầy bao quanh các cơ quan tiêu hóa như ruột, hầu, diều. Đặc biệt, xuất hiện nhiều nốt hoại tử ở gan.

Vì căn bệnh này có tính lây lan nên nếu bầy gà của bạn có một con bị mắc bệnh thì rất có thể sẽ lây lan hết cả bầy và đặc biệt nghiêm trọng nếu bệnh này lây qua những chiến kê sắp dự thi đá gà cựa dao. Điều này sẽ làm chiến kê của bạn giảm sức thi đấu và không đạt thành tích tốt cũng như dễ tử vong trên sàn đấu.

Hướng dẫn các phương pháp điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà

Để điều trị gà bị mắc bệnh tụ huyết trùng, bà con có thể sử dụng một số loại thuốc như VinaFlo 4%, Amo-Coliforte, Lincomycin, Neomycin, Enrofloxaxin, Genta-Mox, Genta-tylo, Tera Colivit,… kết hợp với thuốc Para-C theo chỉ định của nhà sản xuất để hạ sốt.

Ngoài ra, cần tăng cường thêm đề kháng cho gà bằng việc bổ sung chất điện giải, B-comlex, vitamin C nhằm hỗ trợ gà nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Các biện pháp phòng tránh tụ huyết trùng ở gà

Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn việc chữa bệnh, đặc biệt là các căn bệnh nguy hiểm. Sau đây là một số biện pháp phòng tránh gà mắc tụ huyết trùng mà bạn có thể tham khảo.

  • Đảm bảo môi trường xung quanh được vệ sinh sạch sẽ, thực hiện phun thuốc khử trùng các thiết bị chăn nuôi và chuồng trại định kỳ hàng tuần.
  • Khi thời tiết thay đổi đột ngột vào thời tiết giao mùa cần đảm bảo nhiệt độ trong chuồng nuôi không bị ảnh hưởng lớn.
  • Xây dựng chuồng trại thông thoáng vào mùa hè và chắn được kín gió vào mùa đông.
  • Cung cấp cho gà đầy đủ thức ăn, nước uống cần thiết.
  • Bổ sung thêm các loại men tiêu hóa, thuốc bổ, điện giải, vitamin nhằm tăng cường đề kháng cho gà.
  • Tiêm vaccine phòng bệnh tụ huyết trùng khi gà đến độ tuổi nhất định.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học nhằm tăng cường miễn dịch cho gà.

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh tụ huyết trùng ở gà

Tụ huyết trùng là căn bệnh khiến cho nhiều người chăn nuôi phải lo lắng. Dưới đây là một số câu hỏi thường thấy về căn bệnh này mà chúng tôi tổng hợp được.

Gà bị mắc bệnh tụ huyết trùng có ăn thịt được không?

Bệnh tụ huyết trùng có khả năng lây nhiễm cao và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người hoặc các loại động vật khác. Do đó, tuyệt đối không nên ăn thịt gà đang mắc bệnh hoặc bị chết do tụ huyết trùng.

Bệnh tụ huyết trùng ở gà có nguy hiểm không?

Ở thể mãn tính, tụ huyết trùng không quá nguy hiểm đến tính mạng của gà nếu như được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu như gà mắc bệnh ở thể cấp tính hoặc quá cấp tính thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng vì bệnh thường không có biểu hiện gì trước khi chết. Do đó, bà con chăn nuôi cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh để hạn chế tình trạng gà mắc tụ huyết trùng.

Lời kết

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh tụ huyết trùng ở gà mà chúng tôi muốn gửi đến bà con. Hy vọng rằng bạn đã tích lũy thêm cho bản thân được nhiều kiến thức bổ ích và áp dụng hiệu quả vào quy trình chăm sóc đàn gà của mình. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến gà bị tụ huyết trùng thì hãy liên với chúng tôi để được giải đáp nhé!

Xem thêm:

Nguồn: